Soi kèo góc AC Milan vs Feyenoord, 0h45 ngày 19/2
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 18/2 -
PGS.TS Bùi Hoài Sơn nêu bốn trụ cột phát triển ngành công nghiệp hoạt hìnhÔng nêu ra 4 trụ cột then chốt mà các nhà sáng tạo, các doanh nghiệp sản xuất phim hoạt hình cần lưu ý:
Đầu tiên là thúc đẩy tài năng sáng tạo. Với những thành tựu mà hoạt hình Việt đã đạt được trong 65 năm qua, cùng với đội ngũ đạo diễn, nghệ sĩ, nhà sản xuất trẻ đầy nhiệt huyết và sức sáng tạo, PGS.TS Bùi Hoài Sơn tin tưởng các nhân lực trẻ sẽ tạo nên những sản phẩm đa dạng, đặc sắc, xứng tầm với tiến trình phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước.
Điều thứ hai cần chú trọng là khả năng khai thác kho tàng văn hóa dân tộc. Việt Nam có kho tàng văn hóa, nghệ thuật phong phú - chính những câu chuyện, truyền thuyết, nhân vật, sự tích, dấu ấn trong lịch sử chính là nguồn tư liệu quý giá để tạo nên những sản phẩm điện ảnh có bản sắc riêng.
Yếu tố thứ ba làứng dụng công nghệ, một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng của bộ phim hoạt hình, đặc biệt là phim phát hành ra thị trường quốc tế. Một bộ phim hoạt hình hay không thể thiếu công nghệ làm phim tiên tiến. Các nhà làm phim trẻ đang thể hiện được tố chất của con người Việt Nam - đó là tiếp cận nhanh, đúc rút nhanh, chuyển đổi nhanh các công nghệ trên thế giới để đưa về Việt Nam.
Yếu tố thứ tư là đầu ra cho sản phẩm, đây là mối quan tâm không chỉ của ngành hoạt hình mà còn với hầu hết các lĩnh vực công nghiệp văn hóa nói chung. Khả năng chuyển đổi kinh doanh các sản phẩm văn hóa là vấn đề cần được quan tâm. Các nhà sản xuất Việt làm ra sản phẩm chất lượng tốt nhưng quan trọng là làm thế nào đưa chúng đến thị trường thế giới. Muốn cho những sản phẩm này mang tính đặc trưng, trở thành thương hiệu mạnh của quốc gia, cần đến kỹ năng khai thác thị trường.
“Với tất cả niềm đam mê, khát vọng và những gì mà các thế hệ làm hoạt hình Việt Nam đã tạo dựng được, tôi tin tưởng rằng ước mơ của các bạn cũng chính là ước mơ của chúng tôi và những người yêu điện ảnh hoạt hình Việt Nam”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn phát biểu.
PGS.TS Bùi Hoài SơnPGS.TS Bùi Hoài Sơn hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội. Ông từng ở vị trí Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Ủy viên các cơ quan như Hội đồng Lý luận trung ương, Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Ông đã có hơn 20 năm công tác khoa học trong ngành văn hóa trước khi tham gia hoạt động Quốc hội.
"> -
Câu hỏi của nữ sinh lớp 7 về xâm hại tình dục khiến chuyên gia 'đứng hình'Tuy nhiên, câu hỏi của nữ sinh cũng khiến vị giảng viên nhận ra rằng, việc tuyên truyền kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, giáo dục giới tính cho đối tượng phụ huynh cũng quan trọng không kém, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Chính vì thế, trong những buổi tập huấn, truyền thông tại địa phương dành cho người lớn về công tác xã hội nói chung, thầy Thái luôn cố gắng lồng ghép những câu chuyện, tình huống có liên quan đến kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em vào các bài giảng của mình.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Thái trong một buổi tư vấn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em ở tỉnh Quảng Trị Với thâm niên gần 15 năm giảng dạy và tập huấn, tư vấn về chủ đề phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em, thầy Thái nhận ra, mức độ hiểu biết của trẻ em về vấn đề này ở mỗi vùng miền có sự chênh lệch rõ rệt. Trẻ ở thành thị thường hiểu biết nhiều hơn trẻ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đối tượng phụ huynh cũng như vậy.
Giảng viên này chia sẻ, với mỗi buổi tập huấn, truyền thông ở các vùng miền, anh thường đặt ra mục tiêu chung là cung cấp cho các em kỹ năng bảo vệ bản thân, nhận biết nguy cơ và hành vi xâm hại. “Tuy nhiên, tôi luôn cố gắng không ‘hù dọa’ khiến đứa trẻ sợ hãi.
Tôi mong muốn các em biết rằng, trên thực tế, các em có nguy cơ là nạn nhân của xâm hại tình dục. Nhưng không phải vì thế mà sợ hãi mọi người xung quanh mình”.
Anh cũng nhận ra một vấn đề chung qua chia sẻ của các em, đó là các em rất khó nói chuyện được với người thân khi có hành vi xâm hại xảy ra hoặc sự nghi ngờ về hành vi nào đó. “Cuối mỗi buổi chia sẻ, tôi hay dành ra 30 phút để lắng nghe các em chia sẻ. Tuy nhiên, tại đó, các em cũng chỉ dám chia sẻ những vấn đề chung.
Thi thoảng, có em gọi vào số điện thoại của tôi để hỏi. Các em thường thắc mắc hành động này, hành động kia có phải là xâm hại hay không. Vì các em không biết chia sẻ cùng ai”.
Chính vì vậy, theo thầy Thái, tại mỗi địa phương hay trường học, nên có một bộ phận tiếp nhận những thông tin nhạy cảm, mang tính cá nhân từ trẻ em.
Nhận diện đúng thủ phạm, hành vi
Thạc sĩ Hồ Sỹ Thái cho rằng, mức độ hiểu biết của trẻ em về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở mỗi vùng miền có sự chênh lệch rõ rệt Trong các bài giảng của mình, thầy Thái thường chia sẻ cho các em quy tắc 5 ngón tay, trong đó mỗi ngón đại diện cho những hành vi có nguy cơ trở thành hành vi xâm hại tình dục. “Ngoài nhận diện hành vi, tôi cũng chia sẻ cho các em biết các dấu hiệu nhận diện địa điểm, nhận diện đối tượng thực hiện hành vi xâm hại.
Địa điểm xảy ra hành vi xâm hại tình dục có thể là bất cứ nơi nào, kể cả ở nơi đông người và trong gia đình, chứ không phải chỉ ở nơi vắng người. Đối tượng thực hiện hành vi rất có thể là những người quen, người thân, chứ không phải chỉ là người lạ”.
Giảng viên này chia sẻ, nhiều đứa trẻ vẫn hiểu nhầm giữa việc thể hiện tình cảm với hành vi xâm hại. “Đôi khi các em nghĩ người đó là người thân quen thì hành vi đó được chấp nhận. Các em có thể cảnh giác với người lạ, nhưng lại chủ quan với người quen. Trên thực tế, phần lớn thủ phạm lại là người quen của nạn nhân”.
Vì thế, việc cung cấp kiến thức để trẻ nhận diện đúng nguy cơ có thể tới từ đâu là rất quan trọng.
Ngày nay, hành vi xâm hại tình dục có thể là trực tiếp nhưng cũng có thể là gián tiếp qua môi trường mạng. Việc người khác yêu cầu các em chụp những bức hình không mặc đầy đủ quần áo, gửi qua mạng cũng là một hành vi xâm hại – thầy Thái nói.
Do đó, việc hướng dẫn các em nhận biết các bộ phận nhạy cảm của cơ thể, cách thức sử dụng Internet an toàn cũng là một trong số những kỹ năng cần thiết để phòng tránh xâm hại.
Từ những chia sẻ trên, thầy Thái mong muốn rằng việc trang bị kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em không chỉ đơn thuần dừng ở những buổi truyền thông, tập huấn mà phải thực sự trở thành những câu chuyện trao đổi trong gia đình. Đó là câu chuyện trao đổi giữa bố mẹ với con cái, giữa anh chị lớn và các em nhỏ hoặc trở thành diễn đàn trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá thường xuyên tại trường học – nơi các em có thể nói lên suy nghĩ, cảm nhận, sự hiểu biết, những thắc mắc cần giải đáp hoặc kể câu chuyện của chính bản thân, của bạn bè về vấn đề liên quan.
Trang bị kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn và phát triển toàn diện của trẻ em. Người lớn có trách nhiệm cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết, song bản thân các em nếu có nhận thức đúng, đầy đủ, sự tự tin và kết nối tốt với thầy cô, gia đình thì nguy cơ bị xâm hại sẽ giảm thiểu đáng kể. Điều này góp phần tạo dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ, tạo nền tảng cho sự phát triển xã hội bền vững.
Nguyễn Thảo
Gen Z lập dự án phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở Tây Nguyên
Dự án Hoa Cúc Dại của 4 cô gái gen Z nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em ở tỉnh Đắk Nông."> -
Phim ngắn phản cảm được sản xuất tràn lan trên mạng, Sở Văn hóa nói gì?Một số phim ngắn có kịch bản gây sốc, mục đích "câu view". Đơn vị sản xuất sử dụng các kịch bản nhảm nhí, mời dàn diễn viên nghiệp dư đóng, sau đó cắt dựng đăng tải và giật tít với tiêu đề gây sốc.
Để tạo sự chú ý và tăng tương tác, những tình huống đều được cố tình đẩy lên cao trào. Tuy nhiên, tình tiết phim phi thực tế, không mang giá trị văn hóa, giáo dục, thậm chí phản cảm. Một số kênh bị phản ánh gồm: SV Phim Ngắn, SVM…
Trung bình mỗi video đăng tải có hàng nghìn lượt tương tác lẫn bình luận bày tỏ phẫn nộ, bức xúc từ khán giả.
Bất chấp làn sóng tranh cãi, các đơn vị trên vẫn liên tục sản xuất, chia sẻ hàng chục video trên fanpage, hội nhóm mỗi tuần. Dễ nhận thấy, các clip này đem về doanh thu định kỳ hàng tháng cho họ nhờ việc chạy quảng cáo, hợp tác với các nhãn hàng tài trợ...
Trên Facebook - nền tảng chưa có sự kiểm soát nội dung hướng đến độ tuổi cụ thể, số video này càng dễ khiến đối tượng trẻ em xem được. Nhiều người lo ngại việc ẩn chứa mối họa gây ảnh hưởng xấu cho khán giả, nhất là giới trẻ từ chính sự phát tán đầy rẫy của những đoạn clip độc hại trên.
Trước phản ánh của báo chí, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao (Sở VH-TT) TPHCM vừa đưa ra phản hồi về vụ việc.
Theo đại diện Sở, căn cứ Điều 8 Nghị định 144 “Hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật”, tại Khoản 4: “Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm”.
Do đó, các tổ chức cá nhân đăng tải các video trên không gian mạng phải chịu trách nhiệm về nội dung cũng như phải có trách nhiệm ghi chú giới hạn độ tuổi người xem.
Một fanpage đăng tải phim với tiêu đề phản cảm. Vừa qua, Sở đã phối hợp với các cơ quan có liên quan làm việc, kiến nghị xử lý một số trường hợp cụ thể theo phản ánh của báo chí, người dân.
Đồng thời, Sở thường xuyên phổ biến quy định pháp luật, quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật, định hướng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo thẩm quyền.
“Tuy nhiên, với sự phức tạp trên môi trường mạng, để xử lý một cách triệt để những vấn đề như báo chí phản ánh cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ ngành từ cấp trung ương đến địa phương, hệ thống pháp luật được hoàn thiện tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý”, Sở Văn hóa phát biểu.
Phía Sở đã ký kết liên tịch với một số sở ngành trên địa bàn thành phố để phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục kiến nghị một số vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách mà xã hội đang quan tâm.
Lập tổ công tác quản lý hoạt động phổ biến phim trên mạngVề việc phim nhảm nhí, phản cảm tràn lan trên mạng, hồi tháng 4/2023, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông ký quyết định thành lập tổ công tác quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng.
Tổ công tác gồm 10 thành viên, do Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành làm tổ trưởng. Tổ công tác chịu trách nhiệm cấp, thu hồi giấy phép phân loại phim đối với phim của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chưa đủ điều kiện.
Tổ công tác cũng quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản đối với đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng, đồng thời đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng.
">